Chiến thuật nào khi thi TOEIC?

Chiến thuật nào khi thi TOEIC?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn có kế hoạch thi TOEIC đều loay hoat để tìm lời giải, hãy cùng Thạc sỹ Nguyễn Nhân Ái – giảng viên đến từ Trung tâm Anh ngữ AAC tìm lời giải đáp cho băn khoăn này nhé.
– Thưa cô, theo cô thì chiến thuật nào được coi là hiệu quả nhất trong các kỳ thi TOEIC?
Thực ra cũng rất khó để trả lời câu hỏi của bạn. Có rất nhiều chiến thuật khác nhau cho bài thi, và thậm chí là các chiến thuật cho từng phần thi TOEIC. Việc áp dụng chiến thuật như thế nào phần lớn phụ thuộc vào cá nhân mỗi thí sinh, vì mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau, không ai giống ai cả.
Quan trọng là mỗi người cần tìm ra một lối đi riêng và hiệu quả cho bản thân mình. Chúng tôi, những giáo viên – sẽ giúp các học trò của mình xác định những gì nên và không nên trong quá trình ôn luyện để có thể luyện tập một cách hiệu quả nhất.
– Vậy cô có thể chia sẻ một số lưu ý chung hay một số lời khuyên được không?
Một số chiến thuật chung khá hiệu quả cũng như những lời khuyên hữu ích từ quá trình ôn luyện đến khi thi từ các thầy cô giáo cũng như những bạn học viên đạt điểm cao đã được AAC chia sẻ trên website, các bạn có thể tham khảo tại:
Còn lại, theo tôi, mỗi phần thi trong bài thì TOEIC cần áp dụng một chiến thuật khác nhau.
1. Ví dụ như phần đầu tiên của bài thi TOEIC. Đây là phần được coi là dễ nhất của bài thi với yêu cầu tìm câu miêu tả đúng nhất cho bức tranh được cung cấp, tuy nhiên chúng ta cũng chú ý, đừng bỏ qua chi tiết nào. Phần mở đầu này mà làm tốt, sẽ giúp các bạn có tinh thần thoải mái để thực sự tự tin chinh phục các phần tiếp theo.
Ở phần này, chướng ngại đầu tiên cần vượt qua đó là đề thi sử dụng rất nhiều giọng đọc khác nhau ngoài giọng Mỹ. Những cái bẫy được đưa ra thường là những từ có cách phát âm tương tự nhau hoặc từ đồng âm khác nghĩa ví dụ như work – walk, copy – coffee… Để vượt qua, trong quá trình học, các bạn hãy làm quen với các giọng Anh – Anh, Anh – Úc… và khi làm bài, hãy chú ý lắng nghe đừng để “bị lừa” bởi các từ phát âm tương tự, hãy nhớ, nhiều khi chỉ 1 âm đuôi thôi cũng giúp chúng ta loại trừ được phương án không đúng.
Ở phần 1, nếu như bạn nghe được hết cả các đáp án và nhận thấy rằng chúng đều “chưa chính xác lắm” nhưng rất tiếc 1 đáp án còn lại bạn lại không nghe được thì hãy tự tin chọn đáp án không nghe được đó. “Chưa chính xác lắm” có nghĩa là chưa đúng, mà các đáp án khác không đúng thì đương nhiên đáp án còn lại là đáp án đúng. Đó chính là phương pháp loại trừ.
2. Phần 2 thường được lầm tưởng là phần dễ nhất và thí sinh thường chủ quan vì phần này bao gồm các câu hỏi và trả lời ngắn. Tuy nhiên sự thực lại không phải như vậy. Các câu ngắn thì không có văn cảnh để suy luận và cũng vì ngắn nên nhiều khi bạn chưa kịp định thần thì câu hỏi đã được đọc xong và bạn trở nên “mù tịt”!
Mấu chốt ở đây là hãy xác định loại câu hỏi, nó sẽ cho chúng ta biết sẽ dùng loại câu trả lời nào và từ đó khoanh vùng được những câu trả lời “có thể đúng”.
Phần thì này đòi hỏi khả năng nghe thật sự của thí sinh nhưng nếu khôn khéo 1 chút chúng ta cũng có thể tối đa hóa điểm số của mình với một số chú ý như:
– Không bao giờ được bỏ qua phần đầu của câu hỏi, đa số các loại câu hỏi đều được xác định bằng phần đầu của câu hỏi (câu hỏi Wh, yes/no, lựa chọn…).
– Cần cẩn thận với các từ giống hệt, hoặc không giống hệt nhưng liên quan đến các từ nghe được trong câu hỏi, hãy nhớ rằng các từ đúng nếu đặt trong ngữ cảnh sai thì vẫn không phải là đáp án đúng.
– Xác định từ khóa của câu hỏi để liên kết với các phương án của đề thi
Vì khuôn khổ thời gian có hạn, chúng ta không thể trao đổi hết trong buổi ngày hôm nay. Tôi rất sẵn sàng chia sẻ thêm những kinh nghiệm luyện tập và thi TOEIC trong những dịp sau nữa.
Xin cám ơn cô về buổi trò chuyện ngày hôm nay.
(Mời độc giả đón đọc kỳ 2: Bí quyết cho phần 3, 4 bài thi TOEIC)
Bài viết được thực hiện với sự giúp đỡ từ Trung tâm Anh ngữ AAC
65 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
62 – 62 Trần Thái Tông (Nguyễn Phong Sắc kéo dài), Cầu Giấy, HN
Tel: (04) 3942 6725
( trích http://tuyensinh.giaoduc.edu.vn/news/hoc-ngoai-ngu-o-dau/142334/chienthuatnaokhithitoeic.aspx)