QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG, BAN

(Ban hành kèm theo Quyết định số  01/QĐ-TCNP-TCHC ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Ngọc Phước)

PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH

  • Chức năng

Phòng Tổ chức  – Hành chính thực hiện tham mưu và có nhiệm vụ tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp việc cho Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác tổ chức cán bộ bao gồm: Bộ máy tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động, tiền lương, các chế độ chính sách và cải cách hành chính trong nhà trường.

  • Nhiệm vụ và quyền hạn

– Tham mưu và giúp Hiệu trưởng xây dựng, quy hoạch công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng kế hoạch biên chế nhân sự, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức hàng năm.

– Quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ, giảng viên, nhân viên; theo dõi, quản lý và thực hiện các chế độ chính sách.

– Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng trong cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên.

– Chủ trì và phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường tổ chức kỷ niệm các ngày lễ; tổ chức và chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền, bản tin, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục – thể thao và các hoạt động xã hội khác.

– Sắp xếp tổ chức bộ máy, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể, xác định chức trách (quyền hạn, trách nhiệm, quan hệ công tác, lề lối làm việc của các tổ chức, cá nhân trong trường). Theo dõi, đôn đốc các tổ chức và cá nhân thực hiện chức năng nhiệm vụ, chế độ công tác và lề lối làm việc đã được quy định.

– Tiếp nhận, phân phối và theo dõi thực hiện các công văn giấy tờ gửi đến, gửi đi các nơi trong và ngoài nhà trường, đảm bảo kịp thời nhanh chóng đúng thủ tục hành chính, lưu giữ các văn bản chung; hướng dẫn các tổ chức trong nhà trường xây dựng và bảo quản hồ sơ lưu trữ.

– Quản lý con dấu của nhà trường; cấp và chứng nhận các loại giấy tờ như: giấy giới thiệu, giấy công tác.

– Tổ chức và thực hiện các việc in ấn, đánh máy, photo tài liệu, giữ liên lạc điện thoại, thường trực, bảo vệ, vệ sinh, tiếp khách, giao dịch, hiệu lệnh giờ giấc; theo dõi đôn đốc toàn trường thực hiện theo đúng thời gian lao động đã quy định.

– Xây dựng chương trình kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng và đôn đốc việc thực hiện; tổ chức việc phối hợp hoạt động của các phòng, khoa, đơn vị trong nhà trường.

– Tổng hợp tình hình các mặt công tác và làm báo cáo định kỳ, báo cáo tháng và bất thường, tổng hợp kế hoạch tuần, tháng và các loại thống kê theo yêu cầu của cấp trên.

– Quản lý và điều tiết hoạt động của các hội trường, phòng họp, phòng học, nhà khách; chuẩn bị nước uống cho phòng lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên khi có yêu cầu.

– Phân phối, sử dụng, sửa chữa và bảo quản tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường.

– Làm nhiệm vụ thường trực và thư ký các cuộc họp của toàn trường.

– Sắp xếp, điều xe công tác theo kế hoạch của Hiệu trưởng giao.

– Chỉ đạo công tác y tế học đường.

– Tổ chức thực hiện những công việc xã hội của nhà trường đối với địa phương nơi trường đóng như : tiếp dân, hội họp, bầu cử, lao động nghĩa vụ, lao động giúp dân…

– Tổ chức công tác bảo vệ trật tự trị an; đăng ký hộ khẩu, lập hộ tịch, theo dõi tạm vắng, tạm trú. Tổ chức thực hiện phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai, …

– Phối hợp với Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật trong nhà trường.

– Quản lý Ký túc xá sinh viên.

– Đảm bảo an ninh, chính trị, an toàn trong nhà trường.

– Quản lý cán bộ, nhân viên của phòng.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

  • Nguyên tắc hoạt động

– Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính được sử dụng con dấu của Nhà trường trong phạm vi ký thừa lệnh của Hiệu trưởng.

– Hiệu trưởng điều hành hoạt động của phòng chủ yếu thông qua Trưởng phòng.

– Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng theo chế độ chuyên viên; Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những công việc của phòng được phân công và các vụ việc tiêu cực xảy ra trong phòng.

– Phó trưởng phòng giúp việc cho trưởng phòng, trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, nghiệp vụ được trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về những phần việc đã được phân công đó.

– Cán bộ trong phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những phần việc được giao.

– Trong trường hợp Hiệu trưởng làm trực tiếp với phó trưởng phòng và cán bộ của phòng thì phó trưởng phòng và cán bộ của phòng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo lại với trưởng phòng.

– Phòng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong Nhà trường và các đơn vị tổ chức ngoài Trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Trưởng phòng và Phó phòng do Hiệu trưởng ký bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

  • Chức năng

Phòng Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ quản lý trực tiếp công tác tài chính, kế toán và tham mưu, đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác hoạt động tài chính, kế toán của Nhà trường.

  • Nhiệm vụ và quyền hạn

– Quản lý thống nhất toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán trong Nhà trường. Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường và xây dựng dự toán thu, chi hàng năm của Nhà trường theo qui định của Nhà nước.

– Xây dựng kế hoạch, dự trù, phân bổ kinh phí nhằm bảo đảm phục vụ yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt của nhà trường.

– Quản lý tài chính, hoạt động kế toán theo quy định hiện hành.

– Huy động các nguồn thu.

– Phối hợp với phòng Tổ chức-Hành chính trong việc lập sổ bảo hiểm xã hội; thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho toàn bộ công chức viên chức nhà trường.

– Quản lý tài sản, kiểm kê, khấu hao tài sản định kỳ theo quy định. Đề xuất việc quản lý, sử dụng an toàn và có hiệu quả cho các cá nhân và đơn vị sử dụng tài sản.

– Tổ chức cấp phát, chi trả, đúng, đủ, kịp thời và chính xác.

– Phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Tổ chức- Hành chính thực hiện các chế độ học bổng, trợ cấp xã hội cho CBVC và học sinh, sinh viên.

– Thành viên Hội đồng tuyển sinh, thành viên hội đồng thi đua.

– Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên của phòng theo qui định pháp luật.

– Thường trực ban thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Nhà trường.(Tổng hợp hoạt động và viết báo cáo cấp trên).

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

  • Nguyên tắc hoạt động

– Hiệu trưởng điều hành hoạt động của phòng chủ yếu thông qua Trưởng phòng.

– Trưởng phòng và Phó phòng do Hiệu trưởng ký bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

– Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng theo chế độ chuyên viên; Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những công việc của phòng được phân công và các vụ việc tiêu cực xảy ra trong phòng.

– Phó trưởng phòng giúp việc cho trưởng phòng, trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, nghiệp vụ được trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về những phần việc đã được phân công.

– Cán bộ trong phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những phần việc được giao.

– Trong trường hợp Hiệu trưởng làm việc trực tiếp với phó trưởng phòng và cán bộ của phòng thì phó trưởng phòng và cán bộ của phòng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo lại với trưởng phòng.

– Phòng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong Nhà trường và các đơn vị tổ chức ngoài Trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

PHÒNG ĐÀO TẠO

  • Chức năng

Phòng đào tạo thực hiện chức năng tham mưu và có nhiệm vụ tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế.

  • Nhiệm vụ và quyền hạn

– Lập kế hoạch giảng dạy, học tập toàn khóa và từng năm học, tổ chức các hoạt động giáo dục chung toàn trường hàng năm; xây dựng biên chế năm học bao gồm ngày tựu trường, ngày khai giảng, ngày bắt đầu và kết thúc học kì, ngày hoàn thành chương trình giảng dạy-học tập, các kì thi, ngày lễ, tết và thời gian nghỉ hè.

– Theo dõi, hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch, phương thức đào tạo của các khoa trong nhà trường.

– Phối hợp với các khoa, tổ trực thuộc tổ chức thi hết học phần, hết học kỳ, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp.

– Tổng hợp điểm, xử lý kết quả thi và kết quả tổng kết năm học, khoá học.

– Hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai, thực hiện các văn bản pháp qui về đào tạo.

– Điều tiết kế hoạch giảng dạy, học tập giữa các khoa.

– Tổ chức, hướng dẫn và theo dõi việc biên soạn giáo trình, tài liệu ở các khoa.

– Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học trong cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên.

– Phối hợp với các khoa, tổ trực thuộc xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện chương trình kế hoạch thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên.

– Phối hợp với các Khoa đề xuất công tác giáo viên chủ nhiệm, công tác thi đua khen thưởng và  xử lý vi phạm trong hoạt động đào tạo.

–  Lưu trữ kết quả đào tạo, chứng chỉ nghề, chứng nhận bậc thợ; Cấp  phát bằng tốt nghiệp cho học sinh chính qui, quản lý hồ sơ học sinh, các biểu mẫu đào tạo.

– Tổ chức và chỉ đạo công tác bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề nội khóa và ngoại khóa.

– Thực hiện công tác quản lý sinh viên, học sinh (chủ yếu quản lý các mặt học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên).

– Tổ chức các hoạt động thư viện nhà trường.

– Quản lý cán bộ, nhân viên của phòng.

– Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác quan hệ, hợp tác quốc tế như tiếp nhận các dự án quốc tế; gửi lưu học sinh đi đào tạo tại nước ngoài; tiếp nhận giáo viên tình nguyện; cử các chuyên gia ra nước ngoài giảng dạy và làm cộng tác viên; hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài; tranh thủ sự ủng hộ của người Việt Nam ở nước ngoài cho hoạt động đào tạo của nhà trường.

– Thường trực Hội đồng tư vấn kỹ thuật đầu tư  xây dựng và mua sắm thiết bị đào tạo.

– Thường trực Hội đồng đào tạo Nhà trường, Hội đồng thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp, tuyển sinh, Hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật của Trường.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

  • Nguyên tắc hoạt động

– Trưởng phòng được sử dụng con dấu của nhà trường trong phạm vi ký thừa lệnh Hiệu trưởng.

– Trưởng phòng và Phó phòng do Hiệu trưởng ký bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

– Hiệu trưởng điều hành mọi hoạt động của phòng thông qua Trưởng phòng.

– Trưởng phòng điều hành mọi hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những công việc của phòng được phân công và các vụ việc tiêu cực xảy ra trong phòng.

– Phó phòng giúp việc cho Trưởng phòng, trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, nghiệp vụ được Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về những phần việc được phân công.

– Tổ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ do phòng giao và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và nhiệm vụ của tổ nghiệp vụ.

– Cán bộ, nhân viên trong phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về những phần việc được giao.

– Trong trường hợp Hiệu trưởng làm việc trực tiếp với Phó trưởng phòng và cán bộ, nhân viên của phòng thì Phó trưởng phòng và cán bộ, nhân viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo lại với Trưởng phòng.

– Phòng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong Nhà trường và các đơn vị tổ chức ngoài Trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

PHÒNG CÔNG TÁC

HỌC SINH – SINH VIÊN

  • Chức năng

Phòng công tác HSSV có nhiệm vụ tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng Khoa, Phòng Đào tạo giao trong các lĩnh vực: Công tác chính trị, tư tưởng; Quản lý học sinh, sinh viên; Quản lý kí túc xá; Công tác giáo viên chủ nhiệm; Công tác văn hoá, quần chúng, tuyên truyền, bảo tồn, truyền thống và triển lãm. Giúp Hiệu trưởng về  công tác giáo dục, quản lý, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách của học sinh – sinh viên chuyên nghiệp trong Trường.

  • Nhiệm vụ và quyền hạn

a.Công tác tổ chức hành chính

–   Phối hợp với các đơn vị tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, chỉ định Ban cán sự lớp sinh viên lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học;

–   Quản lý Ký túc xá của Trường, tổ chức tiếp nhận, tiếp sắp xếp nơi ở nội trú cho học sinh sinh viên của Trường.

–   Quản lý toàn bộ  phòng học, thư viện, lưu trữ hồ sơ của Trường

–   Thống kê, tổng hợp dữ liệu, kiểm tra, phân loại và quản lý hồ sơ của sinh viên, xác minh và bổ sung kịp thời những trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, chưa đầy đủ.

–   Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho học sinh, sinh viên.

b.Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên

–   Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên; phân loại, xếp loại học sinh, sinh viên cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên vi phạm quy chế, nội quy.

–   Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân” cho HSSV vào đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học.

–   Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi học sinh, sinh viên giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.

–   Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.

–   Theo dõi công tác phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên; tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị – xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của học sinh, sinh viên, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có môi trường rèn luyện, phấn đấu.

–   Thường trực hội đồng xét kỷ luật của học sinh – sinh viên, thành viên hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, thành  viên hội đồng tuyển sinh, xét tốt nghiệp của Trường.

c. Công tác y tế, thể thao

–   Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh, sinh viên khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập theo quy định; xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập.

–   Tham mưu cho BGH về công tác vệ sinh phòng bệnh, kiểm tra vệ sinh công nghiệp. Mua thuốc, quản lý và cấp phát thuốc, xử lý cấp cứu ban đầu khám và điều trị các bệnh thông thường. Quản lý các thiết bị dụng cụ y tế, đề nghị BGH bổ xung thêm thiết bị dụng cụ cần thiết phục vụ cho khám chữa bệnh.

–   Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho học sinh, sinh viên luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.

d.Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên

–   Phối hợp với phòng Tổ chức Hành chính tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với học sinh, sinh viên về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến học sinh, sinh viên.

–   Phối hợp với phòng Đào tạo tổ chức xét duyệt, cấp phát học bổng cho học sinh, sinh viên.

–   Tạo điều kiện giúp đỡ học sinh, sinh viên tàn tật, khuyết tật, sinh viên diện chính sách, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

e.Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội

–   Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có học sinh, sinh viên ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật ự và an toàn cho học sinh, sinh viên; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến học sinh, sinh viên.

–   Phối hợp với Đoàn thanh niên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến học sinh, sinh viên; hướng dẫn học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế.

–   Tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho học sinh, sinh viên

f. Thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú

–   Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

–   Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo hoạt động các phong trào của thanh niên, học sinh, sinh viên.

g.Công tác quản lý giờ dạy của giảng viên và nhiệm vụ khác

–   Điểm danh, chấm công giờ dạy của giáo viên theo lịch báo giảng.

–   Quản lý lịch báo giảng, thống kê giờ dạy của GV cơ hữu và GV thỉnh giảng.

–   Lập bảng tổng hợp thống kê của giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng vượt trội giờ.

–   Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các trang thiết bị được nhà trường giao.

–   Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

  • Nguyên tắc hoạt động

– Hiệu trưởng điều hành hoạt động của phòng chủ yếu thông qua Trưởng phòng.

– Trưởng phòng và Phó phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm có thời hạn theo qui định của pháp luật.

– Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng theo qui chế đào tạo; Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những công việc của phòng được phân công và các vụ việc tiêu cực xảy ra trong phòng.

– Phó phòng giúp việc cho Trưởng phòng, trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, nghiệp vụ được Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về những phần việc đã được phân công đó.

– Cán bộ – giáo viên – công nhân viên trong phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về những phần việc được giao.

– Trong trường hợp Hiệu trưởng làm việc  trực tiếp với Phó phòng và cán bộ nhân viên của phòng thì Phó  phòng và cán bộ nhân viên của phòng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo lại với Trưởng phòng.

– Phòng có trách nhiệm phối hợp với các Khoa, các Phòng, các Trung tâm và các đơn vị  tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong Nhà trường và các đơn vị tổ chức ngoài Trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

 

TRUNG TÂM LIÊN KẾT VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP

  • Chức năng

Trung tâm liên kết và quan hệ doanh nghiệp tham mưu cho hiệu trưởng xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo với các học viên, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngoài nước. Mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp để phục vụ công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

  • Nhiệm vụ và quyền hạn

– Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa sinh viên với doanh nghiệp.

– Phụ trách hoạt động ban liên lạc cựu sinh viên học sinh.

– Hỗ trợ liên hệ nơi thực tập cho sinh viên theo yêu cầu của các khoa, ngành.

– Kiểm tra thực tập sinh viên.

– Tìm kiếm các nguồn tài trợ cho học HSSV tài năng, HSSV nghèo hiếu học.

– Tổ chức hội chợ việc làm.

– Thực hiện giới thiệu việc làm bán thời gian cho học sinh sinh viên đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

– Thực hiện giới thiệu việc làm toàn thời gian cho học sinh sinh viên đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

– Giới thiệu việc làm đúng ngành nghề cho sinh viên tốt nghiệp.

– Giới thiệu việc làm trực tiếp và qua mạng.

– Hỗ trợ Phòng Tuyển sinh giới thiệu các hoạt động của nhà trường với công chúng thông qua báo đài.

– Hỗ trợ thu thập các thông tin của báo đài liên quan viết về nhà trường để nắm bắt thông tin và có những đề xuất phù hợp.

– Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo các kỹ năng mềm cho sinh viên học sinh

– Tổ chức các lớp học, theo dõi đánh giá sinh viên tham gia các khoá học.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

  • Nguyên tắc hoạt động

– Hiệu trưởng điều hành hoạt động của phòng chủ yếu thông qua Giám đốc Trung tâm.

– Giám đốc Trung tâm điều hành hoạt động của trung tâm; Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những công việc của trung tâm được phân công và các vụ việc tiêu cực xảy ra.

– Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc cho Giám đốc Trung tâm, trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, nghiệp vụ được Giám đốc Trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về những phần việc đã được phân công đó.

– Trong trường hợp Hiệu trưởng làm việc  trực tiếp với Phó Giám đốc Trung tâm và cán bộ nhân viên của trung tâm thì Phó Giám đốc Trung tâm và cán bộ nhân viên của trung tâm có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo lại với Giám đốc Trung tâm.

– Trung tâm có trách nhiệm phối hợp với các Khoa, các Phòng, các Trung tâm khác và các đơn vị  tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong Nhà trường và các đơn vị tổ chức ngoài Trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

PHÒNG TUYỂN SINH

  • Chức năng

Phòng Tuyển sinh có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tuyển sinh.

  • Nhiệm vụ và quyền hạn

–         Phụ trách công tác tuyển sinh của nhà trường.

–         Phụ trách công tác marketing, giới thiệu quảng bá các hình ảnh thương hiệu nhà trường.

–         Điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng đào tạo, việc làm và nhu cầu xã hội.

–         Kết nối với khu công nghiệp để triển khai nhu cầu đào tạo.

–         Tổ chức mở các lớp đào tạo bồi dưỡng.

–         Tìm hiểu nhu cầu đào tạo.

–         Xây dựng phương án tuyển sinh và Biện pháp thực hiện phương án tuyển sinh các hệ đào tạo.

–         Phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác tư vấn tuyển sinh cho các hệ đào tạo khác, liên thông, ngắn hạn, liên kết.

–         Lưu trữ các thông tin và tư liệu truyền thông (các thông tin báo, đài viết về nhà trường, các băng, đĩa CD, VCD) của trường.

–         Xây dựng phương án thực hiện kế hoạch truyền thông và quảng bá hình ảnh của trường.

–         Phối hợp với các đơn vị trong trường, lấy và cập nhật thông tin lên website, cung cấp thông tin cho các đối tác.

–         Lập kế hoạch giới thiệu tuyển sinh Cao đẳng, THCN, Trung cấp nghề tại các trường THPT, THCS ở TP. Hồ Chí Minh và ở các tỉnh.

–         Lập kế hoạch tham gia các hoạt động triển lãm, giới thiệu Trường và các ngành đào tạo với công chúng.

–         Kế hoạch giao lưu với các trường, đối tác.

–         Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

  • Nguyên tắc hoạt động

– Hiệu trưởng điều hành hoạt động của phòng chủ yếu thông qua Trưởng phòng.

– Trưởng phòng và Phó phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm có thời hạn theo qui định của pháp luật.

– Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng theo qui chế tuyển sinh; Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những công việc của phòng được phân công và các vụ việc tiêu cực xảy ra trong phòng.

– Phó phòng giúp việc cho Trưởng phòng, trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, nghiệp vụ được Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về những phần việc đã được phân công đó.

– Trong trường hợp Hiệu trưởng làm việc  trực tiếp với Phó phòng và cán bộ nhân viên của phòng thì Phó phòng và cán bộ nhân viên của phòng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo lại với Trưởng phòng.

– Phòng có trách nhiệm phối hợp với các Khoa, các Phòng, các Trung tâm và các đơn vị  tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong Nhà trường và các đơn vị tổ chức ngoài Trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

                                                                                                                                                                           HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                                                                                                    đã ký

                                                                                                                                                                           VÕ HỒNG HẠNH